CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Ngày tu tập thứ 3

Ngày thứ 3 (2/5/2017) khóa tu xuất gia gieo duyên tại chùa Giác Ngộ lần thứ 2: Sau thời khóa công phu sáng tại chánh điện và hơn 30 phút thiền tọa mở đầu cho một ngày tu tập mới.

Chương trình pháp thoại

Các giới tử được cung đón TT. Thích Bửu Chánh, UV.HĐTS, Phó ban Hoằng Pháp TW GHPGVN, Phó viện trưởng, kiêm trưởng khoa Pali Học viện PGVN tại TP.HCM, Phó trưởng BTS Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Viện chủ Thiền viện Phước Sơn. 

Trước khi vào nội dung chính của bài pháp thoại, Thượng tọa đã hướng dẫn cho các giới tử 15 phút thiền tọa. Sau đó các giới tử cùng ôn lại 10 giới Sa-di và Sa-di- ni.

Chủ đề bài pháp thoại với chủ đề: "Trích dẫn kinh tạng Pali"

 

Kinh tạng Pali là những bộ kinh chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt 45 năm thuyết giảng, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã…Pháp của đức Phật bao quát một lãnh vực rộng lớn về nhiều chủ đề. Đây là cơ sở giáo lý mà người đệ tử Phật lấy làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển, lấy chánh pháp làm hải đảo.

 Tạng lớn gồm những pháp lệnh, lời sách tấn của đức Phật về đạo đức, phẩm hạnh, giới luật được gọi là Tạng luật

Thượng tọa đã giới thiệu khái quát về Kinh tạng Pali và trích dẫn tóm tắt những đoạn trong các bộ kinh gồm: Trường bộ kinh (Dìgha – Nikàya); Trung bộ kinh (Majhima – Nikàya); Tương ưng bộ kinh (Samyutta – Nikàya); Tăng chi bộ kinh (Angttara – Nikàya); Tiểu bộ kinh (Khuddaka – Nikàya); Trường A-Hàm, tương ương với Trường Bộ, chép những bài pháp dài; Trung A-hàm và Trung bộ chép những bài pháp bậc trung. Tương ưng bộ, tương đương với Tạp A-hàm, chép những lời kinh có nội dung tượng tự nhau; Tăng nhất và Tăng chi ghi chép những bài sắp xếp theo con số. Riêng Tiểu bộ kinh Pàli tạng mới ghi chép những câu kệ vắn tắt.

Mỗi một đoạn trích dẫn trong các kinh, Thượng tọa cũng tóm tắt ý nghĩa và khuyến tấn các giới tử nỗ lực tu trong 7 ngày đêm chọn vẹn để sửa, để chỉnh lại mình, chuyên cần chánh niệm. Người có chánh niệm là người sống, người không có chánh niệm là người phiền não, người phiền não là người như đã chết. Mục đích tu gieo duyên là để nhìn lại tâm chính mình, nhìn được tâm của mình là đã được giải thoát. Thượng tọa hy vọng rằng sau 7 ngày 7 đêm mà ai dẹp được tham, sân, si người đó là bậc A-La-Hán.

 Thượng tọa đặc biệt khuyến tấn mọi người phải luôn theo dõi hơi thở để đi vào ‘’Định’’, sau đó đi vào ‘’Tuệ’’(quán thân trên thân- quán sự sanh diệt trên thân) đó mới là mục đích cuối cùng của người tu tập.

Phần tiếp nối chương trình tu tập buổi sáng là thời khóa thiền tọa dưới sự hướng dẫn và cùng thực tập với các giới tử là Tăng đoàn chùa Giác Ngộ.

Chương trình pháp thoại buổi chiều

Đến với khóa tu ‘’Xuất gia gieo duyên’’ lần thứ 2, ĐĐ. Thích Quảng Tịnh hiện đang là nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ Văn hóa học tại trường đại học KHXH&NV, với chủ đề bài pháp thoại: "Lý tưởng người xuất gia".

 

Các giới tử rất cảm động khi thầy lấy câu chuyện: ‘’Nó đi tu’’ .Đây là câu chuyện được kể lại của một vị thầy đã thành công trên con đường xuất gia làm nội dung minh họa cho nội dung bài pháp thoại. Xuất gia có 3 nghĩa: Xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia.

Buổi chiều cùng ngày, các giới tử được ĐĐ. Thích Ngộ Phương, thầy đã tốt nghiệp Cử nhân Phật học tại Thái Lan. Đây là lần thứ hai thầy có nhân duyên với khóa tu gieo duyên. Chủ đề Đại đức mang đến với khóa tu là "Vô ngã"

 

Chương trình tu học buổi tối là thời khóa các giới tử tụng kinh, lạy sám hối Hồng Danh, sinh hoạt Chúng.

Ngày tu tập thứ ba đã khép lại với sự nỗ lực, tinh tấn để nhìn được tâm chính mình, dẹp bỏ phiền não, quán được thân trên thân, nuôi lớn lý tưởng xuất gia chuyển hóa dần tham, sân, si.

Sau đây là một số hình ảnh tại khóa tu:

Bình luận