CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

vipassana

TT. Thích Nhật Từ chia sẻ pháp thoại "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền" với hơn 1.200 Tăng Ni
Sáng ngày 05/06/2022, tại Trường hạ Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Tp.HCM (cơ sở II, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), TT.TS. Thích Nhật Từ, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Thường trực đã có buổi chia sẻ với hơn 1.200 Tăng, Ni sinh và 300 Phật tử với đề tài: "Kỹ năng và lợi ích của thở thiền". Trước khi vào đề tài chuyên sâu, TT.TS. Thích Nhật Từ đã giới thiệu sơ lược về...
Khóa tu Xuất Gia Gieo Duyên 2: Thiền Minh sát (Vipassana) - Sư Tăng Định

Buổi chiều cùng ngày, BTC đã cung thỉnh TT. Thích Tăng Định, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, trụ trì chùa Kỳ Viên, Q. 3, TP.HCM thuyết giảng và dạy phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ. Thượng tọa cho biết: Muốn biết tâm mình đang rong ruổi đi đâu thì phải bắt được tâm của mình, biết mình đang nghỉ gì, nếu không bắt được tâm thì phiền trược, triền cái sẽ chi phối, dắt dẫn chúng ta đi. Nếu không có sự thực tập, thì tâm hồn mình dễ bị giao động trước mọi hoàn cảnh. Hôm nay quý vị xuất gia, chúng ta muốn có được hạnh phúc cao thượng, hạnh phúc của sự vắng lặng và giảm bớt sự ô nhiễm của tâm. Khi chúng ta bắt thân này ngồi yên thì nó hôn trầm, nó trạo cử. Mình sống theo bản năng, sống theo thế gian, tâm rong ruổi mãi. Hôm nay xuất gia, giới luật sẽ ngăn cản những gì chúng ta làm không đúng. Chúng ta từng bước một ngăn cản hành động, ý nghỉ sai lầm. Muốn ngăn cản được nó thì phải bắt được tư tưởng của chúng ta, bắt được tâm thì mới điều được tâm. Làm trong sạch tâm, điều được tâm, lúc đó thân và khẩu sẽ theo đó mà thanh tịnh. Khi chúng ta có chánh niệm, chánh niệm sẽ giúp ta soi sáng tâm, phân định được tầng số tâm đúng hay sai và tự điều chỉnh chúng.

Khi chưa đạt được chánh niệm mà không giữ giới luật, cứ mặc tình để cơ thể thỏa mãn hạnh phúc của thế gian thì ta sống như bầy đàn, ta không có hạnh phúc thực tại. Tu thiền là thời gian chúng ta ngồi nhìn lại chính mình, là lúc cần phải nhìn lại và thay đổi quan niệm, thay đổi cái nhìn, thay đổi hành động của chúng ta. Để làm được điều đó, cần rất nhiều thời gian và thực tập thường xuyên, đúng pháp mới có hạnh phúc thực sự.

Muốn thấy được ý muốn của mình cần thấy tâm của mình trước nhất, chúng ta cần có phương pháp, cần có công cụ, đó là phải thực tập chánh niệm. Bài kinh Tứ Niệm Xứ chính là bản đồ để nhìn lại tâm mình, quán chiếu lại hành vi, suy nghỉ của mình. Chánh niệm là gì? Đó là tập trung tâm ý của vào 1chỗ, vào 1 đề mục, không để tâm chạy nhảy lung tung. Muốn có chánh niệm chúng ta phải thường xuyên thực tập hơi thở, huấn luyện tâm của thật thuần thục. Ví dụ, chọn nơi tâm hướng vào là bụng hoặc mũi… chuyển động phòng xẹp của bụng giúp chúng ta tập trung vào đó, khi tâm ý đã có điểm dừng thì không còn chạy nhảy phan duyên đi nơi khác. Nếu không có sự tập trung, thì trạng thái trạo cử, hôn trầm sẽ luôn xuất hiện trong tâm chúng ta. Hương vị giáo pháp của đức Phật sẽ mang lại cho con người sự lợi ích của hạnh phúc thực tại, đây là loại hạnh phúc cao thượng, giúp ta thanh lộc thân tâm.

Đề mục quán niệm hôm nay là kỹ thuận niệm phòng, niệm xẹp nơi bụng. Kỹ năng này giúp ta luyện được tâm mình, thấy rõ tâm mình, đến một lúc nào đó thì có năng lực và nếm được vị ngọt của giải thoát. Hãy chánh niệm trong đời sống hàng ngày, để đạt được hương vị giải thoát cho cuộc đời mình.

Sau hơn 1 giờ đồng hồ chia sẽ về lý thuyết, Thượng tọa giảng sư đã hướng dẫn chư hành giả thực tập thiền chánh niệm, bao gồm thiền ngồi, thiền đứng, thiền lạy… để họ có cơ hội điều tâm trở về thân, giữ chánh niệm tỉnh thức đạt an lạc ngay đây và bây giờ.