CHÙA GIÁC NGỘ
Pháp Âm Đạo Phật Ngày Nay

Pháp thoại: "Vô thường không bỏ sót một ai" trong khóa tu Ngày An Lạc

 

Sáng chủ nhật ngày 11/09/2022, hàng trăm quý Phật tử đã có mặt đông đủ tại Chùa Giác Ngộ và chăm chú lắng nghe bài pháp thoại Vô Thường Không Bỏ Sót Một Ai do Thượng tọa Thích Nhật Từ thuyết giảng trong Khóa tu Ngày An Lạc.

Đây là tác phẩm được thầy chấp bút và sáng tác chỉ trong vòng 6 giờ đồng hồ vào một buổi sáng ngày 9 tháng 9 năm 2022 cũng là ngày mà Nữ hòang Elizaberth đệ nhị tại Vương quốc Anh đột ngột qua đời trong niềm tiếc thương vô hạn của hoàng gia và người dân Anh. Bài thơ được thầy phân tích dưới góc độ triết học vô thường được triết học giảng dạy, không lạm bàn về vấn đề lịch sử và cũng không liên quan gì đến vấn đề ủng hộ và chống đối đế chế Anh Quốc đã từng xâm lược và biến 56 quốc gia trở thành thuộc địa.

Đức Phật đã dạy cho chúng ta bài học về sự vô thường rằng: Dòng chảy thời gian không thể chảy ngược, có một tương lai không cùng tận ở phía trước mênh mông. Để thấy được sự vận hành của dòng thời gian, Đức Phật cũng đưa ra 12 mắt xích sự sống tạo nên con người và các loài động vật trong tiến trinh tái sinh. Vô thường có nghĩa là: không thường còn, không vĩnh hằng, không vinh viễn, không còn mãi…. Nhưng xã hội ngày nay số đông trong chúng ta vẫn còn ngộ nhận sai lầm về cuộc sống thường đi ngược lại với bản chất của cuộc sống.

Đức Phật đã đưa ra hai hình thái vô thường dựa vào tinh thời gian:

Niệm niệm vô thường: nghĩa là trong từng đơn vị nhỏ của thời gian thì mọi thứ biến thiên. Và bây giờ, vật lý học hiện đại cho chúng ta hiểu rõ những điều Đức Phật đã nêu ra từ 26 thế kỷ trước.

https://chuagiacngo.com/khoa-tu-dao-phat-ngay-nay/khoa-tu-tuoi-tre-huong-phat/muon-song-hanh-phuc-xin-dung-than-van-104295

Nhất kỳ vô thường: những thứ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn như khi nói về một sự vật hiện tượng sẽ trải qua 4 giai đoạn: Sinh, Trụ, Dị, Diệt. Sinh nghĩa là sự hình thành nên, trụ nghĩa là sự tồn tại, dị là sự thay đổi, diệt là sự kết thúc. Cũng như vậy, mỗi một đời người đều phải trải qua 4 gia đoạn đó là Sinh, Lão, Bệnh, Tử.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người rất dễ bị chi phối bởi nhiều lý do, dễ mang trong minh tâm lý tiêu cực và dai dẳng dễ dẫn đến khổ đau, mất mát chung quy cũng chỉ vì xoay quanh các vấn đề, cơm áo gạo tiền, học hành, công việc, tiền bạc, tài sản, tinh cảm, con cái,,, Vì vậy, chúng ta phải thật sự sáng suốt, bản lĩnh và bình tĩnh để nhìn nhận mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống này một cách tích cực và sẽ tìm ra được giải pháp, cách thức để vượt qua mọi khổ đau.

Mở đầu bài thơ, thầy đã nhắc đến Đế Vương nước Pháp – Louis thứ 14, trị vì đất nước khoảng 72 năm và 110 ngày, người giữ kỷ lục giữ ngôi vị ngai vàng dài nhất lịch sử từ trước đến nay.Và Nữ Hoàng Elizaberth đệ nhị Vương quốc Anh đứng vị trí thứ nhì trên toàn cầu trị vì đất nước 70 năm và 127 ngày. Lúc còn sinh thời và giữ ngôi vị, nữ hòang Anh đã có công hòa giải, khép lại chiến tranh lạnh và thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với 56 quốc gia trước đây từng là thuộc địa. Và dù là Đế Vương hay Nữ hòang thì Vô thường vẫn đến gõ cửa, không bỏ sót bất kỳ ai. Người ra đi luôn để lại cho người thân, gia đình, bạn bè sự tiếc nuối, đau thương.. Tuy nhiên, dù cho giàu hay nghèo thì khi qua đời phải bỏ hết lại sau lưng. Tương tự, khi người thân yêu ta vĩnh viễn ra đi, người ở lại không nên tự trách bản thân, hay quá bi thương, nhưng nhớ, day dứt, đau buồn….vì mọi thứ đều là vô thường, hãy bỏ lại sau lưng.

Tiếp nối, ý nghĩa của khổ thơ tiếp theo chúng ta thấy được phép ẩn dụ trong khổ thơ này. Hoàng hôn xuất hiện và dần dần tắt liệm tan vào bóng đêm, Mỗi cánh hoa, nở ra rồi cũng lụi tàn… Con người cũng vậy, đời người thì ngắn nhưng ai ai cũng muốn minh sống thật dài, thật lâu, sự thật thì thường khó chấp nhận đó là khi chúng ta mất đi, đều hóa thành tro bụi. Trong kinh A Di Đà đã nêu rõ: Muốn tái sinh về Tây Phương phải có 5 tiêu chuẩn đó là: Không tham sân si, làm nhiều việc thiện, tạo nhân duyên tốt lành, quán pháp âm và niệm Phật giúp tâm bất loạn. Thông điệp gửi đến người tu học Phật đó chính là thấy rõ sự Vô Thường thông qua sự ra đi của người đã khuất, sự mất mát khi mất đi người thân để chúng ta thấy được một kiếp người đang bị rút ngắn dần. Vì vậy, lời nhắn nhủ của thầy là Khi còn sống, hãy sống hết mình, sống có tình người, sống có giá trị…

Thông điệp cuối cùng mà Thượng tọa Thích Nhật Từ gửi đến cho chúng ta: Dù bạn là ai, vai trò nào, thời gian nào … thì chất lượng cuộc sống của người tu Phật học phải đạt được vẫn chính là vui đạo: tức là hạnh phúc với chân lý, hạnh phúc với Phật pháp, hạnh phúc với thiền định, hạnh phúc với trí tuệ, đạo đức, các khóa tu…..Khi ở đời nhưng vui đạo thì tâm chúng ta mới an lạc và thảnh thơi.\

 

Tin: Trần Diễm Phương

Ảnh: Ngộ Đức Phước

 

Pháp thoại: "Vô thường không bỏ sót một ai" trong khóa tu Ngày An Lạc tại chùa Giác Ngộ ngày 11-9-2022 Pháp thoại: "Vô thường không bỏ sót một ai" trong khóa tu Ngày An Lạc tại chùa Giác Ngộ ngày 11-9-2022 Pháp thoại: "Vô thường không bỏ sót một ai" trong khóa tu Ngày An Lạc tại chùa Giác Ngộ ngày 11-9-2022 Pháp thoại: "Vô thường không bỏ sót một ai" trong khóa tu Ngày An Lạc tại chùa Giác Ngộ ngày 11-9-2022 Pháp thoại: "Vô thường không bỏ sót một ai" trong khóa tu Ngày An Lạc tại chùa Giác Ngộ ngày 11-9-2022 Pháp thoại: "Vô thường không bỏ sót một ai" trong khóa tu Ngày An Lạc tại chùa Giác Ngộ ngày 11-9-2022 Pháp thoại: "Vô thường không bỏ sót một ai" trong khóa tu Ngày An Lạc tại chùa Giác Ngộ ngày 11-9-2022
Bình luận